Phân biệt Động_cơ_tên_lửa

Trong tiếng Anh, "máy đẩy" và "động cơ"

Máy đẩy tên lửa, rocket engine, là một nhánh trong những loại máy đẩy phản lực nhiệt; trong khi động cơ tên lửa là rocket motor. Hai khái niệm này hay được dùng lẫn[cần dẫn nguồn]. Ví dụ như tàu thủy có máy đẩy bao gồm cả chân vịt, trục cái, động cơ, hộp số... trong đó động cơ chỉ là một thành phần nhỏ. Vậy nên có thể dùng lẫn theo thói quen trong tiếng Việt.

Tuy vậy, chính xác nhất thì cụm từ "máy đẩy tên lửa" đúng hơn, nhưng "động cơ tên lửa" lại dùng nhiều hơn, phần lớn lại dùng trong vị trí của "máy đẩy tên lửa".

Tiếng Việt, "tên lửa" và "máy bay"

Có nhiều loại động cơ phản lực. Động cơ tên lửa khác với các động cơ phản lực khác ở chỗ nó mang toàn bộ chất đốt, chất oxy hóa, môi chất tạo lượng thông qua... khi hoạt động nó không hút vào cái gì.

Lượng thông qua là lượng vật chất đi qua ống phụt (tuye) tạo phản lực.

Cũng là động cơ phản lực nhiệt, nhưng các động cơ luồng không phải động cơ tên lửa. Đây là các động cơ hút không khí vào, đốt nóng, phụt ra. Động cơ phản lực dùng không khí hay được dùng cho máy bay như ramjet (động cơ phản lực luồng tĩnh), scramjet (động cơ phản lực luồng tĩnh siêu âm), turbojet (động cơ phản lực một luồng tuốc-bin), turbofan (động cơ phản lực phân luồng tuốc-bin)... hút không khí vào làm chất oxy hóa và tạo lượng thông qua. Chúng không phải động cơ tên lửa. Đôi khi chúng được gọi là động cơ phản lực máy bay, động cơ luồng, máy đẩy luồng, jet engine. Các máy bay sử dụng chúng là các máy bay luồng (jet aircraft, jet plane). Tuy vậy, tiếng Việt thường dùng máy bay phản lực, có nhiều tình huống đúng hơn và không đúng bằng tiếng Anh.

Như vậy, động cơ tên lửa có thể hoạt động trong các môi trường chân không như vũ trụ chẳng hạn, vì không cần hút gì vào.

Các thiết bị được đẩy bằng động cơ tên lửa được gọi là tên lửa, hỏa tiễn, rốc két (tiếng Anh là rocket). Từ tiếng Anh xuất phát từ rocchetta trong tiếng Ý, có nghĩa là "pháo hoa". Rất nhiều người lẫn lộn từ này vì không phân biệt được khái niệm này[cần dẫn nguồn]. Cũng nhiều khi người ta bỏ khái niệm tên lửa của thiết bị đi như "xe mang động cơ tên lửa", "máy bay mang động cơ tên lửa". Tuy nhiên, đó là các trường hợp riêng.

Tuy là động cơ phản lực nhiệt (lửa), nhưng nhiều động cơ phản lực nguội như chai khí của học sinh cũng được gọi là rocket engine, đây chỉ là cách gọi trong học tập, vì những thử nghiệm với lửa nguy hiểm cho trẻ em.

Đạn và tên lửa

Bản thân khái niệm "đạn" dịch tiếng Anh đã thường xuyên sai. Tiếp theo, đến khái niệm "tên lửa" thì sự sai càng phổ biến.

Đạn trong tiếng Anh có các từ khác nhau và hay được dịch ra tiếng Việt là "đạn" tuốt tuột:

Projectile là phần đi đến mục tiêu. Ví như APDS-FS có guốc (sabot) bỏ lại không thuộc về projectile. Phần bay đi, projectile, của APFS-DS bao gồm thanh xuyên kinetic, cánh đuôi, liều dẫn đường.

Một viên đạn được đẩy bằng động cơ tên lửa cũng phức tạp như vậy, ví như B41, BM-13. Cái cartridge của BM-13 là tên lửa nhưng cái cartridge của B41 lại không là tên lửa, mà ở B41, cái projectile mới là tên lửa. Sự việc trở lên phức tạp hơn khi người ta nói cái projectile của phần projectile là liều lõm. Cũng như vậy, một tàu vũ trụ khi thì được nói bao gồm cả động cơ, khi thì chỉ có phần đầu-không tính động cơ-vốn là tên lửa.

Phần lớn các đạn tự hànhtên lửa, vậy nên rất nhiều người đánh đồng hai khái niệm này. Điều này gây sai lớn khi gặp những đạn không là tên lửa như Tomahawk. Người Nga hay ký hiệu R chỉ động cơ phản lực (Реактивный двигатель, giống như reaction engine), ví như động cơ máy bay MiG-21 là R-13-300, nên nhiều người nhầm R đó là rocket và dịch nhiều loại đạn tự hành thành tên lửa.

Có rất nhiều loại đạn giống nhau nhưng chỉ khác nhau tên lửa. Ví dụ đạn KS-1 (Raduga KS-1 Komet) và P-15 (P-15 Termit). Cả hai đều là đạn tự hành chống hạm cùng cỡ. Cùng là đạn tự hành, nhưng P-15 là tên lửa còn KS-1 là máy bay, có thể có phiên bản KS-1 có động cơ khởi tốc là động cơ tên lửa, nhưng phần lớn KS-1, phiên bản phóng từ máy bay, không dính dáng gì đến tên lửa.